Chỉ số đô la Mỹ đạt mức cao hơn vào thứ Tư, tăng 0,19% lên 104,79, sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát tăng trong tháng 8, nhưng không làm thay đổi kỳ vọng của thị trường về lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động công bố thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên đến 0,6%, so với tháng trước chỉ là 0.2%, đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2022, do giá xăng tăng vọt. 

IMG_256

Dữ liệu này không thể làm thay đổi quan điểm cho rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ giữ lãi suất ổn định khi công bố chính sách vào tuần tới, sau khi cuộc họp ngày 19-20 tháng 9 kết thúc. Theo Công cụ FedWatch của CME, 97% thị trường kỳ vọng vào khả năng FED sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại, tỷ lệ này tăng từ mức 92% vào thứ Ba.

Kỳ vọng về mức tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11 vốn đã tăng lên trong tuần này, nay đã giảm xuống còn 40,8%, từ mức 41,1% của một ngày trước.

Marvin Loh, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu cấp cao tại State Street ở Boston, cho biết: “Đối với tôi, CPI không thực sự thay đổi câu chuyện nhiều đến thế. Nếu bạn nghĩ rằng họ cần phải thực hiện một đợt tăng giá khác, thì bạn vẫn nghĩ rằng họ cần phải thực hiện một đợt tăng giá khác. Nếu bạn nghĩ rằng họ đã hoàn thành, có lẽ ở đây đã có đủ thông tin để cho rằng nó đã hoàn thành. Quan trọng hơn hết là cách bạn nhìn nhận về mức cắt giảm của năm tới và đặc biệt là không có gì thể hiện trong con số được công bố ngày hôm nay rằng nó sẽ thực sự làm thay đổi mức cắt giảm trong năm tới nhiều đến như vậy.”

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý vào hôm thứ Tư rằng, công ty không kỳ vọng vào việc báo cáo CPI sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc họp vào tuần tới, trong đó ông thấy chính sách không thay đổi và tiếp tục tin rằng việc FED sẽ chứng kiến đợt tăng lãi suất cuối cùng tại cuộc họp tháng 11 là không cần thiết.

Barclays cũng duy trì lời kêu gọi FED tạm dừng lãi suất vào tuần tới, nhưng tiếp tục kỳ vọng sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay.

Thị trường tiếp tục chờ đợi một chỉ số lạm phát khác sẽ được công bố vào ngày mai, đó là chỉ số giá sản xuất (PPI), cùng với dữ liệu doanh số bán lẻ.

Tác động đến các đồng tiền chính

IMG_257

Đồng euro giảm 0,22%, xuống còn 1,073 USD trước khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thông báo chính sách vào thứ Năm.

Một nguồn thông tin trực tiếp đến Reuters từ các cuộc thảo luận của các nhà ấn định lãi suất hôm thứ Ba rằng ngân hàng trung ương kỳ vọng lạm phát khu vực đồng euro sẽ duy trì trên 3% trong năm tới, hỗ trợ cho khả năng tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp trong tuần này.

Đồng bảng Anh giảm 0,08%, ở mức 1,2485 USD, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh suy thoái trong tháng 7 với tốc độ mạnh bất ngờ, do tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,5% so với tháng 6, thấp hơn cả mức giảm kỳ vọng 0.2%

So với đô la Mỹ thì yên Nhật sụt giảm, đưa tỷ giá USD/JPY tăng lên đến 147.45.

Những bình luận cuối tuần từ Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda, đã làm tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể thoát khỏi chính sách lãi suất âm, giúp đồng yên tăng vọt vào đầu tuần, nhưng sau đó lại vụt tắt vì nhà lập pháp đảng cầm quyền, Hiroshige Seko, đưa ra quan điểm của mình về việc ưu tiên cho một chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo vào thứ Ba.

Đồng yên đã từng chịu áp lực lớn so với đồng đô la vì BOJ là một ngoại lệ, theo đuổi chính sách tiền tệ ôn hòa, trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác đều chọn tăng lãi suất, đặc biệt là kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3 năm 2022.

Các nhà giao dịch đang theo dõi rất chặt chẽ những dấu hiệu can thiệp từ Nhật Bản nhằm củng cố đồng yên kể từ khi đồng tiền này suy yếu, vượt ngưỡng 145 JPY/USD vào tháng trước. Là mức giá đã khiến chính quyền Nhật phải can thiệp bằng cách mua đồng yên, một biện pháp đã được thực hiện kể từ năm 1998.

Bạn vừa đọc bài viết: Đô la Mỹ tăng khi kỳ vọng của FED không thay đổi sau dữ liệu CPI

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

XM